Hành Trình 1/4 thế kỷ

Cùng nhìn lại chặng đường 20 năm của Tinh Vân

Đăng bởi: editor | 6/12/2019

Thành lập ngày 20/7/1994 với tên gọi Trung tâm Dịch vụ Vi tính, Tinh Vân khi đó chỉ có “vỏn vẹn” ba thành viên là anh Nguyễn Sơn Tùng, anh Nguyễn Khánh Hoàn và anh Nguyễn Quan Sơn. Sau 20 năm, Trung tâm Dịch vụ Vi tính đã phát triển thành một trong những công ty tin học hàng đầu Việt Nam với hơn 400 nhân viên. Mời các độc giả cùng nhìn lại chặng đường 20 năm qua những mốc sự kiện quan trọng của từng năm.

Năm 1994 – Khởi nghiệp

– Ngày 20/07: Ba chàng thanh niên Nguyễn Quan Sơn, Nguyễn Sơn Tùng và Nguyễn Khánh Hoàn rủ nhau thành lập Trung tâm Dịch vụ Vi Tính (Computer Services Center) tại địa chỉ E6 Thái Thịnh, tiền thân của Tinh Vân sau này.

– Bắt đầu phát triển Phần mềm diệt virus STAV và Phần mềm phục hồi dữ liệu HDScan.

Năm 1995 – Phòng thí nghiệm mạng NetLab

– Ngày 01/06: Hoàng Tô về nước chính thức tham gia cùng 3 anh em họ Nguyễn.

– Tháng 9: Chuyển trụ sở từ E6 Thái Thịnh về văn phòng số 6 Vũ Hữu Lợi, Hà Nội. Đổi tên thành “Phòng thí nghiệm mạng Netlab”, bắt đầu nghiên cứu giao thức mạng TCP/IP và chuyển sang dùng Linux thay Novell Netware.

– Tháng 10: Nguyễn Quang Hiệp bỏ làm ông chủ cửa hàng sắt, chính thức tham gia.

– Tháng 12: Thực hiện hợp đồng bán thiết bị Rơle cho đầu máy xe lửa do Nga sản xuất cho Công ty Virasimex – Tổng cục Đường sắt.

Năm 1996 – Ban chỉ đạo CTQG về CNTT IT2000

– Nguyễn Quan Sơn, Nguyễn Sơn Tùng, Hoàng Tô tham gia vào Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia (CTQG) về CNTT IT2000. Ban chỉ đạo CTQG về CNTT đã giúp đội vượt qua khó khăn cũng như tạo nhiều bệ đỡ quan trọng cho Tinh Vân sau này.

– Tháng 8: Netlab tham gia Triển lãm Expo’96 với 02 sản phẩm Thư viện mã hóa và xác thực DEA và Thơ Máy.

– Tháng 9: Khủng hoảng nhẹ về quản lý và tài chính. Tuyển dụng kế toán viên đầu tiên Nguyễn Thúy Vinh.

– Tháng 10: Cắt giảm chi phí, chuyển trụ sở từ số 6 Vũ Hữu Lợi về số 96 và 109 Bùi Thị Xuân. 2 căn nhà được nối mạng bằng một dây cáp đồng trục vắt qua đường.

– Tháng 12: Hợp đồng cung cấp giải pháp bảo mật DEA cho FPT.

Năm 1997 – Chính thức thành lập Tinh Vân

– Tháng 1: Phan Quang Minh về nước chính thức tham gia.

– Ngày 8/3: Phạm Thu Hằng được tuyển dụng làm kế toán trưởng. Hằng mất xe đạp trong ngày đầu tiên đi làm.

– Ngày 10/5: Trong lúc café tán gẫu Nguyễn Quan Sơn nghĩ ra cái tên Tinh Vân.

– Ngày 29/5: Chính thức thành lập pháp nhân Công ty TNHH Công nghệ Tin học Tinh Vân với số vốn điều lệ 400 triệu đồng, do Hoàng Tô làm Giám đốc.

– Lần đầu tiên cả công ty đi nghỉ mát tại Sầm Sơn, hai gia đình một phòng.

– Tháng 7: Ra mắt mạng Intranet Netlab. Lúc đầu đặt nhờ máy chủ Netlab tại mạng Vinet của Công ty BaTin.

– Sinh nhật công ty lần thứ ba (20/7/1997) tổ chức ở quán Ông già ven Hồ Tây.

– Xây dựng mạng Intranet cho Ban chỉ đạo CTQG về CNTT – mạng ITNet.

– Phát triển một loạt các dịch vụ phần mềm trên web: VIS, Webmail, Webdict, Webforum, HotTalk, game Gà ảo, các dịch vụ tra cứu…

– Tháng 8: Khai trương cửa hàng kinh doanh điện thoại di động, đại lý cho Mobifone do Trần Anh Sơn làm Giám đốc, tại số 16 phố Trần Bình Trọng.

– Tháng 10: Khai trương Trung tâm kinh doanh phần mềm bản quyền (Software Center), do Nguyễn Minh phụ trách.

– Tháng 12: Cung cấp dịch vụ web cho mạng VNN của VASC

– Trở thành đối tác phần mềm của IBM.

Năm 1998 – Phần mềm Libol

– Tháng 4: Phạm Thúc Trương Lương tham gia Tinh Vân ở vai trò Giám đốc công nghệ.

– Tháng 5: Trương Lương phụ trách xây dựng Phần mềm quản lý nghiệp vụ thư viện Libol. Sản phẩm được đầu tư trong Chương trình hỗ trợ phần mềm Việt xuất sắc. Sau 16 năm, hiện Libol vẫn đang tiếp tục được phát triển (phiên bản 7. 0), có thị trường tốt, hướng mạnh sang mảng khai thác tư liệu điện tử và mobility.

– Xây dựng Phần mềm thư tín điện tử SEAL có tính năng mã hóa và xác thực với công nghệ khoá công khai.

– Nghỉ mát tại Cửa Lò. Nguyễn Quan Sơn ngất do thức đêm và vui chơi quá độ.

– Tháng 9: Đóng cửa Software Center và Cửa hàng điện thoại di động 16 Trần Bình Trọng do kinh doanh thua lỗ.

Năm 1999 – Cơ sở dữ liệu phân tán

– Tháng 1: Hoàng Tô và Nguyễn Quan Sơn tham dự khóa học về CA và PKI tại Canada. Công nghệ dịch vụ thư mục DAP và CA sau được Tinh Vân áp dụng triển khai thành công cho nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng các CSDL phân tán.

– Tháng 2: Nguyễn Tuấn Lương tham gia Tinh Vân, là một trong hai cán bộ sales đầu tiên.

– Tháng 7: Hoàng Tô tham gia thẩm định dự án thanh toán Liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung Quốc và Hàn Quốc.

– Tháng 8: Chuyển văn phòng từ 96 Bùi Thị Xuân về tòa nhà 4 tầng mặt đường 371 Kim Mã.

– Tháng 11: Thắng gói thầu xây dựng website cho Vietnam Airlines.

– Ra mắt phiên bản Libol 3. 0 và cung cấp cho nhiều khách hàng.

– Xây dựng hệ thống CSDL phân tán đầu tiên tại Việt Nam trên công nghệ LDAP cho Bộ Tư pháp tại Trung ương và 61 tỉnh thành.

– Triển khai nhiều dự án trong chương trình phòng chống sự cố Y2K của Chính phủ.

– Đêm 31/12: Trực sự cố Y2K tại Ban chỉ đạo Y2K của Việt Nam.

Năm 2000 – Bài hát Tinh Vân Ca

– Xây dựng bài toán book vé và đặt chỗ nối chuyến cho Vietnam Airlines.

– Thiết kế và xây dựng mạng Intranet cho Bộ Tư pháp và Văn phòng Quốc Hội.

– Hợp tác với Thư viện Quốc gia Việt Nam chạy đặt máy chủ thử nghiệm phần mềm thư viện điện tử Libol.

– Tháng 8: Nhạc sĩ Dzuy Linh sáng tác bài “Tinh Vân ca” với lời ca hào hùng: “… Đi lên xây tương lai, vinh quanh thay Tinh Vân, thẳng tới chân trời xa”. Bài hát truyền thống này đã vang lên trong mọi sự kiện ở Tinh Vân.

– Tháng 11: Tuyển dụng cán bộ truyền thông đầu tiên – chị Công Nam Phương.

Năm 2001 – Máy tìm kiếm Vinaseek

– Tháng 1: Lần đầu bình chọn 2 gương mặt xuất sắc là Phạm Thúc Trương Lương (Công nghệ) và Nguyễn Tuấn Lương (Kinh doanh).

– Tháng 2: Nguyễn Sơn Tùng thay Phan Quang Minh làm Giám đốc Tinh Vân.

– Thiết kế và xây dựng mạng Intranet cho Viện Kiểm sát Nhân Dân Tối cao, Tổng cục Thống kê và Bảo hiểm Y tế.

– Ra mắt bộ phần mềm TVIS (Tinh Van Intranet Suite) và sản phẩm EDOL (Education Online), được ứng dụng lần đầu tại ĐH Luật Hà Nội.

– Hợp tác với Bộ Tư Pháp xây dựng và phân phối Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam trên CD-ROM Vietnam-Laws.

– Tháng 5: Kết hợp với công ty Siêu Thanh và Thuận Quốc sang khảo sát thị trường Lào. Xây dựng website cho Văn phòng Quốc hội Lào.

– Nghỉ mát ở bãi biển Cửa Lò. Đi thuyền ra chơi đảo Hòn Én, khi về gặp bão to, may đều an toàn.

– Tháng 9: Phối hợp cùng Công ty VDC ra mắt Máy tìm kiếm tiếng Việt Vinaseek. Thời cao điểm Vinaseek chứa tới 6 triệu trang chỉ mục và nhận hàng trăm ngàn yêu cầu tìm kiếm mỗi ngày, là ô tìm kiếm mặc định của hàng trăm website ở Việt Nam.

– Ngày 10/10: Chính thức thành lập Văn phòng đại diện phía Nam TVHCM, do Nguyễn Khánh Hoàn làm Trưởng đại diện đầu tiên.

– Tháng 12: Liên danh với FPT và thua gói thầu dự án thư viện điện tử cho Thư viện Quốc gia do FPT quên đơn xin dự thầu.

Năm 2002 – Thắng thầu các dự án World Bank

– Tháng 5, 6: Rút kinh nghiệm thất bại ở TVQG, Tinh Vân liên tiếp thắng các vụ thầu trong dự án WB cung cấp Libol cho các trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Kiến trúc, ĐH Ngoại ngữ…

– Ra mắt ứng dụng tổng hợp tin trên Internet My Tinhvan – một dạng baomoi.com của thời đó. Tên My Tinhvan sau được đặt cho tờ nội san Tinh Vân thay cho tên cũ là Tuổi Xanh Tinh Vân.

– Ra mặt số đầu tiên của tạp chí nội bộ Tuổi xanh Tinh Vân do Công Nam Phương làm chủ bút. TXTV và sau này là My Tinhvan đã góp phần gây dựng nên bản sắc văn hóa Tinh Vân.

– Nghỉ mát tại bãi biển Thiên Cầm – Hà Tĩnh. Được cấp dự án xây dựng khách sạn tại Thiên Cầm.

– Tháng 12: Triển khai dự án trên 10 tỷ đầu tiên – Xây dựng thư viện điện tử cho Học viện Cảnh sát Nhân Dân.

– Cúp Vàng Sản phẩm CNTT cho hai sản phẩm Libol và Vinaseek.

Năm 2003 – Thắng thầu các hợp đồng chục tỷ

– Tiếp tục triển khai hệ thống thư viện điện tử tại nhiều khách hàng lớn: Học viện An Ninh, ĐH Phòng cháy Chữa cháy… Các dự án đều ở qui mô xấp xỉ 20 tỷ.

– Nâng cấp Hệ CSDL Quốc gia về Pháp luật cho Bộ Tư pháp.

– Ra mặt phiên bản TVIS 3. 0 – đổi tên thành Giải pháp cổng thông tin TVIS, nhắm tới đối tượng khách hàng có nhu cầu xây dựng cổng dịch vụ công của các Bộ ngành và địa phương.

– Phát triển Giải pháp ĐH trực tuyến Union và Giải pháp đào tạo trực tuyến Clever.

– Cung cấp Libol cho Thư viện Quốc hội.

– Cúp Vàng Sản phẩm CNTT cho hai sản phẩm: TVIS và Vinaseek.

Năm 2004 – 10 năm Tinh Vân

– Tháng 2: Mở rộng và chuyển bộ phận Công nghệ sang tầng 4, Viện Vật lý tại phố Đào Tấn.

– Tháng 4: Nguyễn Huy Cương từ Ba Lan về nước, tham gia Tinh Vân.

– Cung cấp Cổng thông tin điện tử TVIS cho hàng loạt các Bộ ngành và địa phương, trong đó có Cổng thông tin Chính Phủ (chinhphu.vn)

– Triển khai dự án quản lý lưu trữ cho Cục Lưu trữ Quốc gia.

– Tháng 6: Rời toàn bộ Tinh Vân từ trụ sở 371 Kim Mã và Viện Vật lý về Khách sạn Thể thao, Làng sinh viên Hacinco.

– Ngày 20/7: Tưng bừng kỷ niệm 10 năm Tinh Vân tại bãi biển Quỳnh Lưu. Phan Quang Minh đọc bức thư “Tinh Vân 10 năm nhìn lại, 10 năm nhìn lên” của Chủ tịch HĐQT Hoàng Tô.

– Tháng 8: Tinh Vân tổ chức hội thảo về ERP tại Hạ Long.

– Tháng 9: Thành lập Trung tâm ERP.

– Cúp Vàng Sản phẩm CNTT cho hai sản phẩm: TVIS và Vinaseek.

Năm 2005 – Thành lập Tinhvan ERP

– Tháng 4: Tinh Vân cùng công ty Intek (Ba Lan) góp vốn đầu tư thành lập đơn vị thành viên đầu tiên là Công ty Cổ phần Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp Tinh Vân (Tinhvan ERP – TVE), hiện là TVC, do Nguyễn Huy Cương từ Ba Lan về làm Giám đốc.

– TVE đào tạo nhiều chuyên gia triển khai ERP trên nền Oracle ESP.

– Tháng 5: Trần Hoài Phú tham gia Tinh Vân.

– Ra mắt Giải pháp đào tạo trực tuyến Clever với chuẩn SCORM 1. 1.

– Cung cấp Hệ thống phần mềm quản lý Hồ sơ kiểm toán tại Kiểm toán Nhà nước.

– Xây dựng Cổng thông tin cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

– Cung cấp Giải pháp ngân hàng đề và thi trắc nghiệm OmegaTest cho Cục khảo thí – Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Hai giải thưởng Sao Khuê 2005 cho sản phẩm Libol và TVIS.

Năm 2006 – Thành lập Tinhvan Outsourcing và Vườn ươm

– TVC triển khai hệ thống ERP của Oracle cho Công ty BIM và Công ty Bia Thái Bình.

– Tháng 7: Giám đốc Phạm Thúc Trương Lương thay Nguyễn Sơn Tùng làm TGĐ Tinh Vân. Thư của TGĐ được Trương Lương gửi toàn thể nhân viên đều đặn hàng tháng.

–  Tháng 8: Thành lập đơn vị thành viên thứ 2 – Công ty Cổ phần Xuất khẩu Phần mềm Tinh Vân (Tinhvan Outsourcing – TVO) do Đào Quốc Hưng làm Giám đốc.

– Tháng 9: TVO ký kết thỏa thuận nguyên tắc nhân sự với FSoft. Thực hiện một số hợp đồng cho FSoft.

– Thành lập Trung tâm Vườn Ươm Tinh Vân (TVi) do Lê Dũng phụ trách. Đến nay Vườn ươm Tinh Vân vẫn là đơn vị mạnh, là môi trường lý tưởng cho thể hiện năng lực, ý tưởng và rèn giũa kỹ năng mềm cho các thế hệ sinh viên tài năng.

– Lần đầu áp dụng triển khai và bảo vệ thành công chứng chỉ ISO-9001:2000. Dự án do QMR Bùi Thành Hương phụ trách.

– Chính thức trở thành Oracle Certified Partner.

– Nhân hai giải thưởng Sao Khuê 2006 cho sản phẩm Union và eFile. Cúp Bạc Sản phẩm CNTT với sản phẩm Union.

Năm 2007 – “Go Mass”, thành lập Tinhvan Media

– Chuyển đổi mô hình Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân với vốn điều lệ 27 tỷ VNĐ.

– Tham gia góp vốn đầu tư Công ty chứng khoán Thiên Việt.

–  Chuyển đổi Văn phòng Đại diện phía Nam thành Chi nhánh Tinh Vân Tp. HCM.

– Chính thức trở thành Microsoft Certified Partner.

– HĐQT xác lập chiến lược “Go Mass”, hướng tới thị trường mass và các khách hàng cuối.

– Tinh Vân cùng với IDG, Fintec và Thiên Việt thành lập Công ty Cổ phần Truyền thông Tinh Vân (Tinhvan Media – TVM) tập trung phát triển Máy tìm kiếm Xalo.vn, do Phạm Thúc Trương Lương làm TGĐ, Nguyễn Quan Sơn làm Kiến trúc sư trưởng. Tổng vốn đầu tư 2 triệu USD.

– Phát hành đợt đầu cổ phiếu ưu đãi ESOP cho nhân viên.

– Đầu tư đầu số 8×75 chuẩn bị cho các dịch vụ GTGT trên di động.

– TVHCM phát triển Giải pháp quản trị nhân sự HiStaff cho Unilever.

– Tháng 10: Bùi Văn Kiên tham gia Tinh Vân với vai trò tư vấn pháp lý.

– Cúp vàng CNTT-TT do Hội Tin học Việt Nam cho hai sản phẩm Libol và Union. Hai giải thưởng Sao Khuê cho sản phẩm Libol và Union, trong đó Libol là phần mềm ưu việt 5 sao.

Năm 2008 – “Renovate or Die”

– Tháng 2: Kinh doanh thiếu hiệu quả, hệ thống ra quyết định chồng chéo. HĐQT quyết định tái cơ cấu công ty với khẩu hiệu quyết liệt “Renovate or Die”, thành lập các trung tâm lợi nhuận tập trung vào các mảng thị trường riêng biệt. Hoàng Tô quay lại vai trò TGĐ Tinh Vân.

– Thành lập Trung tâm Giải pháp Chính phủ TV1, Trung tâm Giải pháp Giáo dục TV2 và Trung tâm Viễn thông TVT.

– Thay đổi và chuẩn hóa logo Tinh Vân với màu xanh chủ đạo trên nền xám tượng trưng cho tri thức với slogan “Together we shine”. Xây dựng Sổ tay thương hiệu của Tinhvan Group.

– Tháng 4: Hội nghị khách hàng do Trung tâm Giải pháp Giáo dục TV2 tổ chức.

– TVC triển khai Giải pháp chứng khoán cho Công ty Chứng khoán NSI.

– Ngày 15/5: Lần đầu tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2008.

– Tháng 6: Chuyển giao sản phẩm HiStaff từ TVHCM sang cho TVC để đảm bảo business line. HiStaff được TVC kế thừa và phát triển tốt, giữ vững vị trí số 1 về giải pháp quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam.

– HĐQT họp chiến lược tại Bãi Lữ, Nghệ An.

– Ngày 30/9: TVM chính thức ra mắt máy tìm kiếm tiếng Việt Xalo.vn.

– Hai giải thưởng Sao Khuê cho sản phẩm Union và HiStaff.

Anh 1

Khai trương Máy xa lộ

Năm 2009 – “Hiệp đồng cùng thắng lợi” – chiến lược “Go Mobile”

– Nhận định xu hướng bùng nổ của các thiết bị cầm tay thông minh, HĐQT thống nhất chiến lược “Go Mobile” cho toàn bộ Tinhvan Group.

– Tháng 3: Nguyễn Ích Vinh tham gia TVM.

– Ngày 24/6: Ra mắt Cổng thông tin giải trí trên di động Moza, tiền thân của Xalo Mobile. Đây có thể coi là AppStore đầu tiên ở Việt Nam.

– Tháng 7: Nguyễn Ích Vinh rời TVM, đảm nhận vai trò TGĐ TVO thay cho Đào Quốc Hưng.

– HĐQT họp chiến lược tại Vinpearl, Nha Trang.

– Triển khai dự án lớn cho Tổng cục 3 – Bộ Công An.

– Phát triển ứng dụng Zon – Cổng truyện tranh trên di động.

– Cúp vàng CNTT-TT của Hội Tin học Việt Nam cho sản phẩm HiStaff và sản phẩm Moza. 03 giải Sao Khuê cho sản phẩm HiStaff, cho Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng năm và cho Doanh nghiệp tiêu biểu về nội dung số. Huy chương Vàng cho đơn vị phần mềm có thành tích xuất sắc do Hội tin học Tp.HCM (HCA) trao tặng. Giải thưởng CNTT Truyền thông Tp. HCM lần thứ nhất cho TVHCM.

Năm 2010 – “Giải phóng tiềm năng”

– Tái cơ cấu TVM, sáp nhập và thành lập Công ty Cổ phần Viễn thông Tinh Vân (Tinhvan Telecom – TVT). Đây là đơn vị thành viên thứ 3 của Tinhvan Group, do Trần Anh Dũng làm Phó TGĐ điều hành.

– Hợp nhất TV1 và TV2 thành Trung tâm Giải pháp phần mềm và Tích hợp hệ thống (TVS) do Nguyễn Tuấn Lương làm Giám đốc.

– Tháng 6: Hội chiến chiến lược TVO xác định hướng đi cho TVO là gia công phần mềm trên di động cho thị trường Nhật Bản.

– Tháng 7: Ngô Phương Chí tham gia HĐQT Tinhvan Group ở vị trí ủy viên không điều hành.

– Tháng 8: Kết hợp với NTT Solmare – công ty con của tập đoàn NTT Nhật bản, ra mắt ứng dụng truyện tranh trên di động Zon với trên 4000 bộ truyện manga.

– Tháng 10: Trần Hoài Phú đàm phán thành công game nhập vai trên điện thoại di động Minh Châu Tam quốc, tạo tiền đề cho việc thành lập MCCorp.

– Lần đầu áp dụng triển khai và  bảo vệ thành công cả hai chứng chỉ ISO-27001:2005 cho hệ thống quản lý an ninh thông tin và chứng chỉ CMMi-3 cho hoạt động xây dựng phát triển phần mềm.

– Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cho sản phẩm HiStaff. Giải thưởng CNTT Truyền thông TP.HCM lần thứ hai. Hai giải Sao Khuê cho sản phẩm Libol và HiStaff.

Năm 2011 – “Cày sâu cuốc bẫm”

– Tháng 3: Tinh Vân và IDG đầu tư thành lập đơn vị thành viên thứ 4 của Tinhvan Group là Công ty Cổ phần Giải trí Minh Châu (MCCorp.), hoạt động trong lĩnh vực GMO (Game Mobile Online) do Nguyễn Việt Sơn làm TGĐ.

– TVC ký hợp đồng cung cấp và triển khai HiStaff cho hàng loạt khách hàng lớn, bao gồm nhiều ngân hàng TMCP.

– TVT tái cơ cấu theo chiến lược Content Platform, bắt đầu giai đoạn tăng trưởng doanh thu tốt nhờ mô hình Channeling.

– TVS cung cấp giải pháp CNTT cho thị trường Viễn thông (Mobifone, VTN, VNPT…), và đặt chân vào thị trường Tài chính ngân hàng.

– Chứng nhận đầu tư cho 1, 8 hecta tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

– Huy chương Vàng đơn vị phần mềm Việt Nam. Hai danh hiệu Sao Khuê cho HiStaff và Cổng nội dung số Xalo Mobile. Giải thưởng CNTT-TT Tp. HCM lần thứ 3.

– Một sự kiện không thể không nhắc đến, đó là Lễ sinh nhật Tinh Vân lần thứ 17. Một trích đoạn trong vở ca kịch “Làm hết sức – chơi hết mình” do đội ngũ nhân viên TVT dàn dựng đã bị phát tán trên Youtube và trở thành scandal truyền thông. Đó là lý do để Ban tổ chức sinh nhật Tinh Vân các năm sau rất thận trọng khi duyệt chương trình.

Năm 2012 – “Kỷ luật để vượt trội”

– Hoàn thành quá trình đánh giá chứng nhận lại Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và giám sát lần 2 Hệ thống An ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005.

– Trung tâm Giải pháp Phần mềm và Tích hợp Hệ thống (TVS) chuyển đổi thành Công ty Giải pháp phần mềm và Tích hợp hệ thống Tinh Vân, trở thành đơn vị thứ 5 của Tinhvan Group, do Nguyễn Sơn Tùng làm TGĐ.

– Trở thành đại lý chính thức của Altibase Corp – Tập đoàn dẫn đầu về giải pháp dữ liệu của Châu Á.

– Tháng 8: Chu Giang Nam tham gia Tinh Vân

– Tháng 9: Thành lập Công ty Cổ phần Sách điện tử Tinh Vân (Tinhvan eBooks – TVB) – đơn vị thành viên thứ 6 của Tinhvan Group. TVB cùng với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) đầu tư thành lập Công ty Sách Điện tử Giáo dục EDC – thành viên của NXB GDVN.

– Đạt ba danh hiệu Sao Khuê cho các sản phẩm HiStaff, eFile và Cổng nội dung số Xalo Mobile. Tinh Vân lần thứ 5 nhận Huy chương Vàng ICT Việt Nam). Giải Nhân tài Đất Việt cho sản phẩm Sách giáo khoa điện tử Classbook.

Năm 2013 – “Hệ sinh thái Tinh Vân”

– Khẩu hiệu “Hệ sinh thái”: với 6 đơn vị thành viên, trên 30 sản phẩm dịch vụ có thương hiệu, nhiều dịch vụ đã có cộng đồng hàng triệu người và tạo ra nguồn doanh thu không nhỏ, việc hình thành Hệ sinh thái Tinh Vân là tất yếu, trong đó mỗi đơn vị, mỗi sản phẩm dịch vụ đều được xác lập vị thế nhất định trong tổng thể. Trong bối cảnh kinh tế xấu, mỗi doanh nghiêp đơn lẻ đang phải chịu rủi ro cao nhưng cả Hệ sinh thái sẽ có sức sống mãnh liệt, cũng như cái tổng thể sẽ lớn và mạnh mẽ hơn rất nhiều tổng của những thực thể đơn lẻ.

– Câu lạc bộ CTO của Tinh Vân ra đời, hoạt động tích cực với các seminar chia sẻ về xu thế công nghệ thế giới, trao đổi kinh nghiệm về các hệ thống phức tạp của đơn vị mình, giúp hình thành một nền tảng công nghệ chung và định chuẩn cho Hệ sinh thái.

– Ngày 26/6: TVB chính thức ra mắt sản phẩm Sách giáo khoa điện tử Classbook.

– Tái đánh giá và bảo vệ thành công chứng chỉ CMMi-3.

– Nhận Huy chương Vàng ICT Việt Nam (lần thứ 06). Nhận bằng khen của Chủ tịch UBND Tp.HCM. Đạt hai danh hiệu Sao Khuê cho các sản phẩm Nền tảng phân phối Nội Dung Số trên điện thoại di động Vimob và Sách giáo khoa điện tử Classbook.

Năm 2014 – “Liên tục trau dồi”, bắt đầu chiến lược “Go Global”

– Khẩu hiệu “Liên tục trau dồi”: Các business của Tinhvan Group đều đang đòi hỏi sự sáng tạo. Sự sáng tạo chỉ có thể phát triển trong một môi trường đầy ắp tri thức, và một môi trường như vậy chỉ có thể có khi mỗi thành viên đều không ngừng học hỏi – liên tục trau dồi.

– Chiến lược “Go Global”: Thị trường trong nước nhiều khó khăn, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi và phát triển tốt, HĐQT xác lập chiến lược cho toàn Tinhvan Group là “Go Global”, mục tiêu là đưa các business và sản phẩm công nghệ hiện đang khai thác tốt ở thị trường nội địa của Tinh Vân ra phục vụ cho các khách hàng toàn cầu. TVB bắt đầu với thị trường Lào, TVT với thị trường Myanmar, MCC “go SEA” – tập trung vào các nước Đông Nam Á, và TVO hiện là đầu tàu cho chiến lược “Go Global” với thị trường Nhật bản.

– Đạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam – Vifotec cho giải pháp Sách giáo khoa điện tử Classbook.