Doanh nghiệp nhỏ có thể thổi bùng cuộc cách mạng Châu Á?
Mỗi doanh nghiệp chính là tế bào của nền kinh tế thị trường, do vậy các doanh nghiệp đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành các tập quán xã hội và tạo ra những ảnh hưởng có tác động lớn.
Hơn 150 lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam cam kết dẫn dắt doanh nghiệp góp phần hình thành thế giới tốt đẹp hơn tại Lễ ra mắt Ngày Thế giới Công ty. Nguồn ảnh: Consulus.
Nếu như chúng ta thực sự mong muốn chứng kiến sự vươn lên của một châu Á tốt đẹp hơn, không có nơi nào để bắt đầu hành động tốt hơn ngay chính tại doanh nghiệp của bạn. Các tập đoàn lớn như TATA hay Sony, họ không ngừng tin tưởng vào việc tạo ra sự khác biệt. Vậy còn rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) khác trong khu vực thì như thế nào?
Rất may rằng, số lượng các doanh nghiệp SMEs nhận ra rằng họ có thể đóng góp điều gì đó để hình thành châu Á tốt đẹp hơn đang tăng lên. Từ lưu giữ các giá trị văn hóa thông qua việc phát triển các ý tưởng thương hiệu đồ ăn và thức uống truyền thống cho tới giúp đỡ những người nông dân đạt cuộc sống bền vững thông qua việc xây dựng mạng lưới kinh doanh cho họ, các doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức cao hơn về sức mạnh kinh doanh trong việc cải thiện chất lượng sống toàn cầu.
Trong hành trình trợ giúp các doanh nghiệp châu Á vươn lên trong chuỗi giá trị, chúng tôi phát hiện ra rằng khi các doanh nghiệp bình thường bắt đầu tin tưởng rằng công việc của họ có giá trị phi thường và họ có thể làm gì đó để tạo ra sự khác biệt, bản thân doanh nghiệp của họ cũng hưởng lợi từ điều này. Việc bắt đầu một chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không có gì khó bởi việc này không đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nó đơn giản là nhìn nhận công việc thường ngày với nhận thức cao hơn về ý nghĩa và mục đích công việc mình đang làm. Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian trước khi các doanh nghiệp bình dị có thể hiểu được vai trò của họ trong việc khởi xướng cuộc cách mạng xã hội của châu lục. Dưới đây là 3 lý do tại sao các doanh nghiệp Châu Á vẫn chưa nhận ra điều này:
Lý do 1 – Suy nghĩ chúng tôi quá nhỏ để tạo ra sự khác biệt
Rất nhiều doanh nghiệp SMEs quá bận rộn với việc cơm áo gạo tiền thường ngày và tránh nói về việc tạo ra khác biệt trong xã hội. Suy nghĩ rất phổ biến với các doanh nghiệp này chính là chỉ khi doanh nghiệp lớn hơn, họ mới có thể đủ tài chính để làm những việc liên quan đến trách nhiệm xã hội. Điều này thực sự đáng tiếc và những doanh nghiệp này thực sự đang để lỡ cơ hội của chính mình. Chúng tôi phát hiện ra rằng khi các doanh nghiệp quy mô nhỏ bắt đầu suy ngẫm lại chính công việc họ đang làm, họ bắt đầu nhận ra rằng họ có thể làm được rất nhiều việc liên quan đến trách nhiệm xã hội, bắt đầu ngay trong chính tổ chức của mình. Chẳng hạn, tại quốc gia của doanh nghiệp đang tồn tại những khác biệt về tín ngưỡng, các doanh nghiệp có thể xây dựng những cầu nối thông qua việc yêu cầu nhân viên chia sẻ về những tập quán tín ngưỡng của mình để gây dựng sự hiểu biết lẫn nhau trong nội bộ. Trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, thay vì mối quan hệ tận dụng lẫn nhau, tại sao các doanh nghiệp không thể khởi xướng một cuộc các mạng nhỏ bằng việc coi họ như những đối tác? Những điều này tưởng chừng như rất nhỏ nhưng ở rất nhiều quốc gia chúng tôi đã có mặt và đồng hành tư vấn, những hành động này có thể khởi xướng cho những cuộc cách mạng thực sự và tạo ra những hiệu quả đáng kinh ngạc.
Lý do thứ 2 – Những ý định tốt này sẽ không tạo ra lợi nhuận kinh tế
Rất nhiều doanh nghiệp bình dị lựa chọn mãi mãi bình dị, bởi họ tin rằng những điều tốt đẹp họ đang làm sẽ không tạo ra sự khác biệt và quan trọng hơn, sẽ không tạo ra lợi ích kinh tế gì cho họ. Điều này không đúng bởi đây chỉ là cảm nhận và không phải thực tế. Bất kỳ khi nào chúng tôi bắt đầu những cuộc trò chuyện với các doanh nghiệp, về cách thức họ làm những công việc thường ngày theo những cách khác biệt, chúng tôi đều thấy những ý tưởng tuyệt vời. Và khi những ý tưởng này được thực hành một cách kiên trì, bạn sẽ bắt đầu thấy sự thay đổi đáng ngạc nhiên trong hành vi của tổ chức. Nhân viên sẽ có cảm giác sở hữu doanh nghiệp hơn khi họ nhận ra những công việc hàng ngày của họ có ý nghĩa như thế nào. Tất cả mọi người sẽ đoàn kết và hợp tác hơn để tạo ra những cơ hội doanh thu mới. Những doanh nghiệp này cũng sẽ bắt đầu sáng tạo hơn khi họ nhìn vào những công việc thường ngày của mình với con mắt hoàn toàn mới.
Lý do thứ 3 – Ngành công nghiệp của chúng tôi có những cách thức vận động riêng và sẽ không ai quan tâm đến điều này
Một vài công ty thường có xu hướng giấu mình sau những cách thức làm cũ để lý giải tại sao họ không muốn thay đổi cho dù doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả hoặc không còn phù hợp với thị trường. Sự thật là, thế giới chúng ta đang ở trong giai đoạn thay đổi rất lớn. Sự phát triển của công nghệ đã giúp sự minh bạch tăng lên cấp độ mới và sự vươn lên của thế hệ những người không ngừng tìm kiếm ý nghĩa và mục đích. Do vậy, mỗi ngành công nghiệp sẽ sớm bị tác động bởi cách thức kinh doanh mới – cách thức kinh doanh cởi mở và gắn liền với ý nghĩa. Điều này đồng nghĩa rằng nếu như doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp đầu tiên khởi xướng những cuộc cách mạng, dù là đơn giản, trong chính nội bộ tổ chức mình, như cải thiện sự minh bạch, tôn trọng công bằng xã hội hay khuyến khích đổi mới, bạn sẽ gần như tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp mình. Đây chính là cách thức độc đáo để phát triển tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đồng thời chắc chắn là cách thức tốt để doanh nghiệp bạn vươn lên.
Khi chúng ta phấn đấu để trở thành những người lãnh đạo toàn cầu, chúng ta cũng cần truyền cảm hứng cho những cách thức làm việc, niềm tin mới. Chúng ta không thể nói sẽ hình thành thế giới nếu như quan niệm làm việc của chúng ta không thay đổi. Chúng ta sẽ không thể đạt được những điều vĩ đại nếu như chúng ta không có niềm tin vào những điều chúng ta đang làm. Trong kinh nghiệm của chúng tôi, dưới đây là 3 ý tưởng giúp các doanh nghiệp bình dị có thể châm ngòi cho những cuộc cách mạng xã hội:
Ý tưởng 1 – Hãy nhìn mọi thứ dưới ánh sáng hoàn toàn mới
Chúng tôi bắt đầu hành trình của mình bằng việc mời các doanh nghiệp chia sẻ về công việc họ đang làm và tác động họ tạo ra đối với người khác. Chẳng hạn, khi bạn hỏi ai đó làm điều gì, điều đó có ý nghĩa như thế nào xét về giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng? Một khi mọi thứ đã được đánh giá trên nền tảng này, mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi. Nhân viên của bạn sẽ làm việc với trách nhiệm cao hơn và nghiêm túc hơn. Chất lượng công việc sẽ bắt đầu cải thiện khi họ nhận ra rằng đóng góp của họ có thể tạo ra hoặc làm đổ vỡ miếng cơm manh áo của người khác, hoặc công việc của họ có tác động thực tế như thế nào đối với nền kinh tế quốc gia, hay rộng hơn, cả thế giới.
Nhưng để tạo ra được ảnh hưởng bền vững giúp mọi người có nhận thức cao về điều này, bạn cần làm điều này thường xuyên liên tục. Tại Consulus, chúng tôi tiến hành việc này thường niên tại một hoạt động doanh nghiệp có tên Kỳ nghỉ luyện kim lãnh đạo. Chúng tôi mời các nhân viên và chia sẻ với họ ý nghĩa và giá trị những công việc họ đang làm. Bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi mạnh mẽ từ họ và họ bắt đầu hành động như những cộng sự, đóng góp nhiều sáng kiến hơn cho quy trình làm việc. Và khi họ có được sự tin tưởng, họ sẽ trở thành những người cổ động cho bạn và bắt đầu cuộc cách mạng có ý nghĩa để tăng giá trị và ý nghĩa công việc họ đang làm.
Ý tưởng 2 – Làm mọi thứ với mục đích rõ ràng
Một khi mọi người nhìn nhận mọi việc dưới một ánh sáng mới, họ sẽ làm những công việc hàng ngày với giá trị và mục đích cao hơn. Điều này tạo ra ý tưởng mới để chuyển hóa các tập quán và chính sách công ty. Điều này vô cùng quan trọng bởi rất nhiều công ty tiếp nhận các chính sách nhân sự hoặc các tập quán văn hóa doanh nghiệp có vẻ tương thích mà không cân nhắc xem nó có thực sự phù hợp hay không. Điều này hạn chế doanh nghiệp trưởng thành và phát triển hành trình riêng cho doanh nghiệp.
Một cách để đảm bảo rằng bạn đang duy trì động lực này chính là đánh giá các chính sách và tập quán thường niên tại các kỳ nghỉ của doanh nghiệp. Chúng tôi cũng khuyên các doanh nghiệp bắt đầu các đội nhóm nội bộ như ban văn hóa để đảm bảo rằng bạn có một đội ngũ cổ động viên nội bộ để khuyến khích văn hóa ý nghĩa và mục đích. Một trong những khách hàng của chúng tôi, ông chủ một doanh nghiệp chuyên bán và sửa chữa các thiết bị đàn xa xỉ tại Singapore, đã nhìn nhận được điều này và nhận ra sự cải thiện đáng kể trong chất lượng tham gia của các nhân viên. Điều này là do khi nhân viên nhìn thấy rằng người lãnh đạo thực sự nghiêm túc về việc ủng hộ sáng tạo, họ sẽ sẵn lòng chia sẻ và cam kết để những thay đổi trở thành hiện thực.
Ý tưởng thứ 3 – Tuyên bố bắt đầu một cuộc cách mạng
Chúng ta không thể gọi là một cuộc cách mạng doanh nghiệp nếu như bạn không tuyên bố điều đó. Sau khi bạn đã khởi xướng những cuộc cách mạng trong nội bộ, dù là tạo ra một môi trường làm việc gần gũi, hay tôn trọng các niềm tin hoặc tạo ra cách thức hợp tác mới với các đối tác, hãy chủ động tạo ra một thời điểm để chính thức chia sẻ điều đó với cả thế giới. Với nền tảng mạng xã hội, ngày càng dễ dàng hơn để bạn làm điều này trên các tài khoản mạng xã hội Facebook hay Linkedin. Rất nhiều doanh nghiệp đã ngạc nhiên sau khi họ đã thực hiện điều này bởi sự chia sẻ này nhận được sự ghi nhận của các doanh nghiệp khác và cả những lời đề nghị hợp tác. Theo quan niệm cũ, các doanh nghiệp vẫn bị coi là những công cụ tài chính của xã hội và không phải những cổ động viên góp phần xây dựng thế giới tốt đẹp hơn. Do vậy, những ví dụ tích cực về những hành vi tốt của các doanh nghiệp luôn tạo ra những hiệu quả đáng ngờ.
Hình thức chia sẻ này cũng giúp củng cố những cuộc cách mạng nội bộ và giúp nhân viên của bạn luôn sẵn sàng. Đó là lý do tại sao các tập đoàn lớn trên thế giới như GE lại cho xuất bản những câu chuyện về quản trị doanh nghiệp của họ để họ không ngừng nhắc nhở chính mình phấn đấu để theo đuổi những cuộc cách mạng họ đã khởi xướng. Tại Consulus, chúng tôi bắt đầu chia sẻ các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và cách thức chúng tôi đưa những giá trị cốt lõi này vào các tập quán hàng ngày với các doanh nhân khắp khu vực từ năm 2012. Kể từ đó, những nhóm CEOs, doanh nhân và sinh viên đã quy tụ, suy ngẫm và chia sẻ những kinh nghiệm bản thân. Những tư duy này, chúng tôi đặt một tên gọi riêng, Tư duy Hình Thành Thế Giới, đã thực sự cất cánh và giúp đỡ rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp suy ngẫm theo một cách thức khác biệt về các giá trị văn hóa doanh nghiệp họ. Một giám đốc điều hành một doanh nghiệp tại Việt Nam thậm chí đã sử dụng những tư duy này của chúng tôi để áp dụng và thực hành tại chính nhóm giao lưu kinh doanh của chị tại Việt Nam.
Xét cho cùng, không hẳn cứ doanh nghiệp là phải gắn với mỗi yếu tố lợi nhuận mà thôi. Doanh nghiệp chúng ta không chỉ là tế bào của nền kinh tế toàn cầu, mà đồng thời, cũng là những người cùng chèo lái để hình thành một thế giới tốt đẹp hơn. Hiện nay, mỗi người đều dành thời gian làm việc nhiều hơn, do vậy, cách thức tổ chức công việc có tác động rất lớn đến thế giới. Hãy tưởng tượng nếu như một lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận công việc theo một cái nhìn hoàn toàn mới, sẽ có bao nhiêu vấn đề trong xã hội được giải quyết. Và hãy tưởng tượng nếu như mỗi nhân viên trong các doanh nghiệp nhận ra được công việc của họ có đóng góp phi thường như thế nào, họ sẽ đóng góp bao nhiêu giá trị để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Có người nói rằng các doanh nghiệp không tạo ra điều gì tốt đẹp ngoài theo đuổi lợi nhuận. Nhưng đồng thời, cũng có rất nhiều con người đang cố gắng không ngừng để chứng minh suy nghĩ này là không đúng. Đó là lý do tại sao chúng tôi khởi xướng Hội nghị Hình Thành Thế Giới vào năm 2005, bởi chúng tôi nhận rằng việc đơn thuần xây dựng nhiều thương hiệu hơn là không đủ. Đã đến lúc chúng ta cần chung tay xây dựng những thương hiệu có ý nghĩa và được dẫn dắt bởi mục đích, những thương hiệu sẽ giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta đọc về cách thức họ nỗ lực để biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn thông qua những công việc thường ngày của họ. Tính tới nay, Hội nghị Hình Thành Thế Giới đã thay đổi tư duy và trở thành bệ phóng giúp hơn 4,000 lãnh đạo doanh nghiệp khắp châu lục thay đổi và góp phần hình thành một thế giới tốt đẹp hơn.
Lawrence Chong là Đồng sáng lập viên và CEO tại Consulus. Ông cũng là diễn giả tại Hội nghị Hình Thành Thế Giới 2014, Việt Nam diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 14 tháng 8 năm 2014. Xoay quanh chủ đề “Doanh nghiệp Việt sáng tạo cùng vượt trội”, Hội nghị nhằm giúp các lãnh đạo doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam và châu Á suy ngẫm về cách thức họ mong muốn hình thành tương lai cho Việt Nam và khu vực thông qua xây dựng những doanh nghiệp cởi mở và khuyến khích hợp tác có ý nghĩa để tận dụng sức mạnh của sáng tạo.
Nguồn: Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn số 288 (16-22/4/2014)