Lại thêm một giải pháp cực kỳ sáng tạo nữa về thang máy: Thang máy đôi
Một công ty kỹ thuật Đức có tên Thyssenkrupp vừa sáng chế ra một thứ sẽ khiến cho nỗi ám ảnh này của bạn trở nên tệ hại hơn gấp bội – nỗi ám ảnh bị đè trong một thang máy đang rơi bởi một thang máy khác.
Tất nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra nếu bạn lắp đặt hai tháng máy trên cùng một cầu trục. Đây cũng là điều mà Thyssenkrupp giờ đã có thể làm. Hệ thống mang tên Twin có thể chịu được gấp đôi số lượng cabin lên một cầu trục thang máy thông thường. Thyssenkrupp giải thích rằng thiết kế mới lạ này có thể chở một lượng khách hơn các loại thang máy thông thường đến 40%. Georgia Tech thích ý tưởng này đến mức họ đã đặt trước đến 5 hệ thống thang máy Twin để phục vụ tòa nhà văn phòng 21 tầng của họ, và đồng thời cả tòa nhà nghiên cứu mà họ dự kiến sẽ mở vào năm 2018.
Nước Mỹ khá chậm chân với phong trào mới. Hơn 200 tòa nhà trên toàn thế giới đang sử dụng hệ thống thang máy này. Và đương nhiên là chúng không thể đi xuyên qua nhau như trong phim viễn tưởng được. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, có hai buồng thang máy vẫn tồn tại trên cùng một cầu trục. Vậy rốt cuộc là hệ thống này hoạt động như thế nào đây?
Phép thuật này còn bắt đầu trước cả khi bạn bước chân vào thang máy. Để gọi một thang máy Twin, hành khách sẽ phải chọn điểm đến trên một màn hình cảm ứng, thay vì một hệ thống nút bấm vật lý trên tường thông thường. Các phần mềm tinh vi và phức tạp sẽ nhóm những người đang đi đến cùng một khu vực trong tòa nhà lại thành một tốp. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ không cần phải chờ thang máy mở cửa ở từng tầng một và đợi người ta từ từ chen chúc vào trong một cái hộp bé tẹo nữa.
Những người đi đều đều từ tầng sảnh đến tầng làm việc của họ mỗi ngày, thì sẽ không nhận thấy quá nhiều sự khác biệt với hệ thống Twin. Điểm mạnh nhất của hệ thống Twin chỉ được thấy trong những tòa nhà mà người ta đều đặn đi từ tầng này sang tầng khác. Ví dụ có thể kể đến các nhân viên làm việc trong bệnh viện – họ thường phải đi lại liên tục từ tầng sảnh cho đến văn phòng, sau đó còn đến phòng bệnh, phòng cấp cứu, phòng mổ, hay thậm chí là cả máy bán nước tự động.
Trong trường hợp này, hai chiếc thang máy sẽ trở nên vô cùng hữu dụng. Một chiếc sẽ chở khách đi lại từ tầng trệt đến những tầng ở giữa tòa nhà, và một chiếc khác sẽ chở khách đi lại từ tầng giữa đến những tầng cao hơn. Những lúc có ít người có nhu cầu dùng thang máy, chỉ có một chiếc sẽ tiếp tục hoạt động. Một chiếc còn lại sẽ được đỗ lại ở trên đỉnh hoặc ở dưới đáy cầu trục, nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng.
Ngoài mục đích giảm bớt tình trạng quá tại trong thang máy, công nghệ này còn giúp chúng ta giải phòng diện tích. Nếu mỗi cầu trục thang máy có thể tải được nhiều người hơn, thì các tòa nhà sẽ cần ít cầu trục hơn. Điều này sẽ giải phóng thêm diện tích cho văn phòng, phòng họp, căng tin, hay kể cả là bàn bi lắc.
Hệ thống thang máy Twin của Thyssenkrupp hoạt động tại trụ sở của công ty ở Essen
Khi mà văn phòng làm việc trong xã hội hiện đại ngày càng có xu hướng rời khỏi khu vực ngoại ô để đến các khu vực trung tâm nội thành, thì việc tối đa hóa diện tích là hết sức quan trọng – ông Patrick Bass, CEO của Thyssenkrupp khu vực Bắc Mỹ, đã nói. Hệ thống Twin “hoàn toàn là một phần của kế hoạch tiếp cận đô thị hóa của chúng tôi”.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về nỗi ám ảnh lúc này thì để tôi kể cho bạn – để đảm bảo tránh trường hợp hai chiếc thang máy đâm vào nhau, hệ thống phần mềm của Twin sẽ theo dõi cực kỳ sát sao khoảng cách giữa hai chiếc thang máy. Nếu chúng đến quá sát nhau, cả hai chiếc sẽ đồng thời giảm tốc độ và dừng lại ở khoảng cách ít nhất là một trạm dừng.
Mỗi chiếc thang máy bao gồm cả một hệ thống bảo toàn độc lập, hoạt động cả bằng điện và bằng cơ học. Trong trường hợp xấu nhất, mỗi thang máy sẽ có một cây phanh tự động khẩn cấp được chạy trên một hệ thống logic hoàn toàn độc lập với các bảng điều khiển bên ngoài. Vì thế nên bạn đừng lo. Chết vì bị thang máy đè với hệ thống Twin này là một điều không dễ chút nào.
Theo ICT News