OKR và những con số
Hai trong những nguyên tắc triển khai OKR mà hôm nay My Tinhvan muốn giới thiệu đến các bạn là Tính định lượng và Cách xếp hạng của OKR
Mỗi OKR gồm có Ob – Mục tiêu và các KR – Kết quả then chốt. Trong đó, Ob cần có tính tham vọng và tạo một chút cảm giác khó chịu. Còn với các KR, chúng phải đảm bảo rõ ràng việc đạt được Mục tiêu, mang tính định lượng, có khả năng xếp hạng được Mục tiêu và ghi rõ thời hạn hoàn thành. Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào Tính định lượng và Cách xếp hạng Mục tiêu của OKR.
“It’s not a key result unless it has a number”
Một trong những yếu tố của quan trọng của các KR là tính định lượng. Đừng chỉ nói “Tôi muốn tăng doanh thu vào tháng tới” mà phải đưa ra con số định lượng cụ thể: “Tôi muốn tăng doanh thu lên 20% so với tháng trước”.
Các OKR được xếp hạng theo thang điểm từ 0 đến 1
Mỗi KR sẽ được đánh giá xếp hạng vào cuối mỗi quý dựa trên thang điểm từ 0 đến 1. Trung bình cộng của các KR là điểm xếp hạng của Ob – Mục tiêu.
Nếu Mục tiêu đạt mức xếp hạng:
o.6 – 0.7 = Tốt
0.4 = Tồi: Cần xem lại những việc đang thực hiện, làm sao để nâng cao hiệu quả công việc để đạt được mục tiêu
1 đồng nghĩa với việc bạn đã thiết lập một mục tiêu dễ dàng
Khi ứng dụng OKR, các Mục tiêu đưa cần có tính thách thức và tạo một chút cảm giác khó chịu, khi đó, hệ thống OKR sẽ hỗ trợ thúc đẩy động lực phấn đấu cho các nhân viên. Đây cũng là điểm khác biệt của OKR so với các phương pháp quản trị khác.
Khác biệt cụ thể như thế nào, mời các Tinhvaner đón đọc bài viết tiếp theo So sánh hai phương pháp quản trị OKR và KPI.
Thu Hằng
Các bài viết liên quan đến OKR
–> 2 Yếu tố cốt lõi của OKR: Mục tiêu (O) và Kết quả then chốt (KR)